TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM DU LỊCH ĐẾN CẢM XÚC VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN NHA TRANG

Author(s):  
Bùi Thị Tám ◽  
Trần Ngọc Phước ◽  
Nguyễn Hoàng Tuệ Quang
Keyword(s):  

Trải nghiệm du lịch là vấn đề tương đối mới và chỉ trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu kể từ khi kinh tế trải nghiệm (Experience Economy) được đề cập như là một lĩnh vực nghiên cứu chính thống. Thay vì chỉ dừng lại việc đánh giá mối liên hệ giữa một số yếu tố như chất lượng dịch vụ, thuộc tính của điểm đến… với sự hài lòng và ý định hành vi, các nổ lực nghiên cứu trải nghiệm du lịch gần đây đang hướng đến xác định thang đo lường các thành phần trải nghiệm du lịch, cũng như tác động của nó đến sự hài lòng của du khách được kiểm định trong các ngữ cảnh dịch vụ khác nhau. Cùng hướng với các nổ lực này, nghiên cứu này tiến hành khảo sát với 362 du khách tại điểm đến Nha Trang, sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để phân tích ảnh hưởng của trải nghiệm đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách đối với điểm đến. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về kiểm định thang đo trải nghiệm du lịch, có thể được vận dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về trải nghiệm du lịch, cảm xúc và sự hài lòng của du khách.

2020 ◽  
Vol 6 (1) ◽  
pp. 110-116
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Sau gần ba thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên phương diện kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa. Đây chính là nền tảng hình thành nên cộng đồng người Hàn Quốc ở Việt Nam với số lượng ngày càng phát triển. Trong nghiên cứu này, tác giả phác họa bối cảnh đổi mới ở Việt Nam và những kết quả đáng chú ý trong quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trên cơ sở đó làm rõ sự hình thành một cộng đồng người Hàn Quốc và không gian cư trú của họ ở Thành phố Hà Nội. Ngày nhận 24/01/2020; ngày chỉnh sửa 06/02/2020; ngày chấp nhận đăng 28/02/2020


2019 ◽  
Vol 4 (3b) ◽  
pp. 447-461
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Được biết đến là người tiên phong cho trào lưu sáng tác về cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender tức Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Lưỡng tính và Chuyển giới) kể từ sau giai đoạn Đổi mới ở Việt Nam, Bùi Anh Tấn đồng thời trở thành cây bút tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này tính đến thời điểm hiện tại. Anh cũng là nhà văn có ý thức làm mới mình rất rõ qua việc thử nghiệm hầu như mọi cách lồng ghép, kết hợp đề tài LGBT với những thể tài, cảm hứng, phong cách khác nhau. Thể tài thế sự đời tư với thế mạnh mô tả những góc khuất lấp của thế giới đồng tính, bộ ba chân kiềng tâm lý - trinh thám - hình sự với khả năng kiến tạo những mảng màu sáng - tối trên bức toan bấn loạn kết hợp với cú dấn thân táo bạo trong mảng truyện lịch sử và truyền kỳ đã góp phần tạo nên tính đa dạng trong sự cá biệt của phong cách văn xuôi Bùi Anh Tấn. Những thử nghiệm đó không những giúp nhà văn trở thành người viết sâu nhất và nhiều nhất về giới LGBT trong làng văn Việt Nam đương đại mà còn rộng đường mời gọi tinh thần đối thoại dân chủ - một phẩm chất ưu việt của văn xuôi Việt Nam thời kỳ này. Ngày nhận 07/8/2018; ngày chỉnh sửa 25/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/12/2018


2013 ◽  
pp. 121-136
Author(s):  
Duong Pham Bao

The objective of this article is to review the development of the rural financial system in Vietnam in recent years, especially, after Doi moi. There are two opposite schools of thought in the literature on rural credit policies in developing countries. One is the conventional supply-side (government-led) approach while the other is called “a new paradigm” that emphasizes the importance of the viability of financial providers and the well functioning of rural credit markets. Conventional theories of rural finance contend that rural finance in low-income countries is generally accompanied by many failures. Contrary to these theories, rural finance in Vietnam does not encounter the above-mentioned failures so far. Up to the present time, it is progressing well. Using a supply-side approach, methodologically, this study reviews the development of the rural financial system in Vietnam. The significance of this study is to challenge the extreme view of dichotomizing between the old and the new credit paradigms. Analysis in this study contends that a rural financial market that, (1) is initiated and spurred by government; (2) operates principally under market mechanisms; and (3) is strongly supported by rural organizations (semi-formal/informal institutions) can progress stably and well. Therefore, the extremely dichotomizing approach must be avoided.


Author(s):  
Tran Quang Tuyen
Keyword(s):  
Viet Nam ◽  

Bài là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động hỗ trợ chính phủ đến hoạt động cải tiến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Sử dụng bộ số liệu mảng trong giai đoạn 2007-2015, nghiên cứu chỉ ra rằng hỗ trợ chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động cải tiến, đổi mới sản phẩm và ứng dụng công nghệ mới của doanh nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng hỗ trợ chính phủ duy nhất có ảnh hưởng tích cực đến các khả năng sáng tạo, đổi mới sản phẩm hiện có và đổi mới quy trình đối với các doanh nghiệp chính thức. Kết quả hàm ý rằng chính phủ đã đầu tư một cách đáng kể vào việc hỗ trợ hoạt động cải tiến, nhưng để các chính sách này thực sự hiệu quả cần đi cùng với các chính sách và cơ chế khác nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa chuyển đổi từ hình thức phi chính thức sang chính thức.


Author(s):  
Thắng Vũ Huy

Trong những năm qua nhằm thực hiện tốt Nghị Quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và quyết tâm đưa chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường lên một tầm cao mới và về đúng giá trị thật. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển hệ thống thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của Nhà trường nhằm minh bạch hóa các sản phẩm khoa học trong hệ thống, đưa hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) khoa học đạt chuẩn thế giới và xây dựng thư viện điện tử, kết nối đến các CSDL Quốc tế


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document