TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lọc máu hấp phụ được xem là một phương pháp điều trị ở bệnh nhân Covid-19 nặng do có khả năng loại bỏ cytokine viêm. Nghiên cứu này mục đích để đánh giá hiệu quả lọc máu hấp phụ theo phương thức lọc máu ngắt quãng (IHD) ở bệnh nhân Covid-19.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, thực hiện trên các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi do Covid-19 mức độ nặng ở trung tâm hồi sức tích cực bệnh viện dã chiến số 14, thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được điều trị với thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng đông và corticoid và liệu pháp oxy và 3 lần lọc máu hấp phụ sử dụng máy lọc máu ngắt quãng. Các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm được thu thập và so sánh ở thời điểm trước và sau lọc máu.
Kết quả: Có 6 bệnh nhân nam và 4 bệnh nhân nữ ở độ tuổi trung bình 54,60 ± 14,00 điều trị lọc máu hấp phụ, có 7 bệnh nhân cải thiện và cai dần với liệu pháp oxy. Giá trị SpO2 tăng từ 92,00 ± 2,31% đến 94,40 ± 1,71% với p = 0,02. IL - 6 trong máu bệnh nhân giảm từ 110,80 ± 126,84 pg/mL xuống 26,55 ± 26,80 pg/ mL với p = 0,06, CRP giảm từ 139,90 ± 57,41mg/L xuống 56,10 ± 53,10mg/L với p = 0,03.
Kết luận: Lọc máu hấp phụ có thể giúp cải thiện SpO2 và hỗ trợ cai liệu pháp oxy ở hầu hết bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong tương lai cần có nghiên cứu đa trung tâm, có đối chứng trên nhiều bệnh nhân để có thể đánh giá chắc chắn hiệu quả lọc máu hấp phụ ở bệnh nhân Covid-19.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF HEMOPERFUSION IN COID-19 PATIENTS
Backgrounds: Extracorporeal blood purification has been proposed as one of the therapeutic approaches in patients with coronavirus infection, because of its beneficial impact on elimination of inflammatory cytokines. This study aims to evaluate the effectiveness of hemoperfusion in coid-19 patients.
Methods: This experimental research has been conducted on severe COVID-19 pneumonia patients who admitted in field hospital in Ho Chi Minh city, receiving antiviral, antibacterial drugs, anticoagulant drugs and steroid, and different modalities of respiratory treatments. No randomization and blindness were considered. All of the participants underwent three sessions of resin-directed hemoperfusion using intermittent hemodialysis machine.
Results: Six men and four women with a mean age of 54.60 ± 14.00 years has been enrolled in the study, and seven of them have improved after the intervention. Peripheral capillary oxygen saturation (SpO2) changed after cytokine removal therapy. Mean SpO2 before the three session of hemoperfusion was 92.00 ± 2.31% and increased to 94.40 ± 1.71% after them (p = 0.02). Serum IL - 6 showed a reduction from 110.80 ± 126.84 pg/mL to 26.55 ± 26.80 pg/mL p = 0.06; and C-reactive protein decreased from 139.90 ± 57.41mg/L to 56.10 ± 53.10mg/L p = 0.03.
Conclusions: Extracorporeal hemoadsorption using intermittent dialyisis machine could improve the general condition in most of recruited patients with severe coronavirus disease, however, large prospective multicenter trials in carefully selected patients are needed to definitely evaluate the efficacy of hemoperfusion in COVID-19 patients.
Keywords: Intermittent dialyisis machine, hemoperfusion, COVID-19 pneumonia.