Tạp chí Khoa học Điều dưỡng
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

34
(FIVE YEARS 34)

H-INDEX

0
(FIVE YEARS 0)

Published By Nam Dinh University Of Nursing

2734-9632, 2615-9589

2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 6-15
Author(s):  
Như Huyền Đỗ ◽  
Minh Sinh Đỗ

Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và các biện pháp ứng phó của phụ nữ đến phá thai ngoài 3 tháng đầu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã được thực hiện với cỡ mẫu 202 đối tượng là phụ nữ đến phá thai ngoài 3 tháng đầu được phỏng vấn với phương pháp định lượng kết hợp định tính. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ đến phá thai ngoài 3 tháng đầu có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 58,9%; 66,8% và 57,4%. Đối tượng đã có nhiều biện pháp ứng phó như chia sẻ với những người xung quanh nhằm giảm bớt tình trạng trầm cảm, lo âu và stress. Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ đến phá thai ngoài 3 tháng đầu có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021 còn cao. Nhiều biện pháp ứng phó đã được đối tượng áp dụng, tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Do vậy, việc tư vấn tâm lý cho những đối tượng này là cần thiết


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 43-55
Author(s):  
Thị Hà Nguyễn ◽  
Minh Sinh Đỗ ◽  
Thị Huyền Trinh Lê

Mục tiêu: Mô tả thực trạng gánh nặng chăm sóc và một số biện pháp ứng phó của người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định tính từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2021 trên 22 người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa đến điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Kết quả: Gánh nặng chăm sóc phổ biến ở những người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa, trong đó gánh nặng về tinh thần, thể chất và kinh tế là phổ biến hơn cả. Các đối tượng ứng phó những gánh nặng này bằng một số cách tự ứng phó hoặc tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đặc biệt có thể kể đến là nhân viên y tế. Từ đó, cần có những biện pháp hỗ trợ thích hợp nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa. Kết luận: Những người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa có đa dạng các biểu hiện về gánh nặng chăm sóc, trong đó các biểu hiện gánh nặng chăm sóc về thể chất, tinh thần và kinh tế là phổ biến nhất. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh đặc biệt là nhân viên y tế có vai trò quan trọng để người chăm sóc ứng phó được những áp lực này.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 24-33
Author(s):  
Thị Duyên Hà ◽  
An Dương Trần ◽  
Văn Tiến Nguyễn
Keyword(s):  

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của các thai phụ sau giáo dục sức khỏe tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có so sánh trước sau với cỡ mẫu 102 thai phụ đang mang thai ở tuần thứ 35 thực hiện khám thai định kỳ và đăng ký sinh tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Sử dụng phương pháp truyền thông trực tiếp có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. Đánh giá kiến thức, thái độ của đối tượng tại 3 thời điểm trước, ngay sau và sau 1 tháng can thiệp thông qua bộ câu hỏi được thiết kế bởi nhóm nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đạt về vàng da sơ sinh của các thai phụ tăng lên rõ rệt từ 14,7% trước can thiệp lên 79,4% sau can thiệp và 83,3% sau can thiệp một tháng (p<0,05). Điểm trung bình kiến thức chung tăng có ý nghĩa thống kê ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng so với trước can thiệp (p<0,001). Tỷ lệ thai phụ có thái độ chung đúng tăng từ 66,7% trước can thiệp lên 92,2% sau can thiệp và duy trì ở 92,2% sau can thiệp một tháng (p<0,05). Điểm trung bình thái độ chung tăng có ý nghĩa thống kê, ngay sau can thiệp và duy trì ở mức khá cao sau can thiệp 1 tháng (p<0,001). Kết luận: Có sự cải thiện rõ ràng về mặt kiến thức cũng như thái độ của các thai phụ về vàng da sơ sinh sau khi áp dụng truyền thông giáo dục sức khỏe chứng minh sự hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe được áp dụng.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 34-42
Author(s):  
Thị Ngọc Thanh Nguyễn ◽  
Đào Vũ Đỗ

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc, phục hồi chức năng trên người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 161 người bệnh được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang điều trị nội trú tại Khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang trong thời gian từ tháng 01/11/2020 đến 30/4/2021. Kết quả: Sau điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng người bệnh cải thiện về mức độ đau thắt lưng, độ giãn cột sống thắt lưng, mức độ chèn ép rễ thần kinh, tầm vận động cột sống thắt lưng, chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng được đánh giá khá tốt; 73,9% người bệnh đánh giá công tác chăm sóc chung của điều dưỡng ở mức tốt; 83,2% người bệnh đạt kết quả điều trị tốt. Yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh là chỉ số khối cơ thể (OR=2,393, 95%CI (1,00-6,19)) và số lần nhập viện (OR=2,48, 95%CI (1,01-5,90)). Kết luận: Chăm sóc điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và được đa số người bệnh đánh giá tốt. Cần chú trọng hơn với những người bệnh thừa cân và người bệnh nhập viện lần đầu.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 56-64
Author(s):  
Thị Thu Thanh Nguyễn ◽  
Thanh Tùng Lê

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phương pháp Kangaroo của bà mẹ có trẻ sinh non tháng tại khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bà mẹ đang thực hiện chăm sóc con sinh non bằng phương pháp Kangaroo tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2021. Đánh giá kết quả qua kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ với tiêu chí Đạt hoặc Không Đạt. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: 100% bà mẹ đạt kiến thức về chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, 88,8% có thái độ tích cực về việc chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, tỷ lệ thực hành Đạt các bước chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo là 78,7%. Trong các bước chăm sóc trẻ, 2/12 bước có mức đạt thực hành khá thấp là bước 5 và bước 12 với tỷ lệ đạt lần lượt là 40,7% và 32,4%. Kết luận: Tất cả các bà mẹ trong nghiên cứu đều đạt kiến thức và phần lớn trong số họ có thái độ tích cực và thực hành tốt chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo. Có 2 trong tổng số 12 bước thực hành chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo có tỷ lệ đạt thực hành thấp trong đó có một bước có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ bằng phương pháp này, Do vậy cần chú ý hướng dẫn và giám sát các bà mẹ khi áp dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sinh non phương pháp này.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 99-109
Author(s):  
Văn Thắng Vương ◽  
Tuấn Anh Trương ◽  
Thanh Diệp Trần

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi chuẩn bị trước để đánh giá kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của 65 người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2021 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Kết quả: Trong số 65 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 41,5%; Tỷ lệ người bệnh ăn 4 – 6 bữa/ ngày chỉ chiếm 18,5%, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về nhóm thực phẩm nên sử dụng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 43,1%. Tỷ lệ người bệnh biết phương pháp ho có hiệu quả là 46,2%; thở chúm môi 35,2%; bài tập thở cơ hoành là 29,2%. Tỷ lệ người bệnh có thái độ đúng về tuân thủ điều trị là 56,9%. Kết luận: Kiến thức và thái độ về tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2021 còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tăng cường giáo dục sức khoẻ, củng cố kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị cho người bệnh.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 16-23
Author(s):  
Huy Hoàng Ngô ◽  
Thị Thanh Thủy Hà

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu từ 81 người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính điều trị tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong thời gian từ 01/05/2020 đến 30/06/2020. Kết quả: Đa sốngười bệnh (75,3% - 97,5%) nhận biết được các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của suy tĩnh mạch chi dưới. Tỷ lệ người bệnh nhận thức đúng về chế độ làm việc và sinh hoạt là yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc điều trị củng cố, tự theo dõi bệnh và tái khám lần lượt là 80,2%; 81,5% và 82,7%. Về thực hành, 67,9% và 29,6% người bệnh đã tái khám khi thấy bất thường và tái khám theo hẹn; 64,2% và 33,3% người bệnh đã thực hiện đầy đủ và đúng một phần việc duy trì tư thế. Chỉ có 14,8% người bệnh biết được phù chân là một biểu hiện của suy tĩnh mạch chi dưới; 10% trả lời đúng hoàn toàn các kiến thức về điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt; 18,5% mang tất áp lực trên 16 tiếng mỗi ngày, 2,5% từng bỏ hẹn tái khám và chưa thực hiện điều chỉnh tư thế phù hợp với suy tĩnh mạch chi dưới. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bên cạnh những nội dung tự chăm sóc đã được nhiều người bệnh biết và thực hiện, vẫn còn những nội dung tự chăm sóc quan trọng chưa được nhiều người bệnh biết hoặc thực hiện đầy đủ.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 65-76
Author(s):  
Lệ Quyên Mai ◽  
Văn Thành Vũ

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Nam Định sau giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khoẻ có so sánh trước sau tiến hành trên 110 bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Đối tượng nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu được phỏng vấn 2 lần bằng bộ công cụ chuẩn bị trước. Trong đó, phỏng vấn trực tiếp bà mẹ lần 1 khi trẻ vào viện ổn định trong khoảng thời gian 24 giờ. Phân tích tìm ra kiến thức còn thiếu và yếu của bà mẹ, tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe và đánh giá lại kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp của bà mẹ sau can thiệp 1 tuần. Kết quả: Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định chưa tốt. Cụ thể: Trước can thiệp, bà mẹ có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ rất thấp 4,5%; bà mẹ có kiến thức khá 8,2%; kiến thức trung bình 21,8%, kiến thức kém 65,5%. Sau can thiệp giáo dục sức khỏe, kiến thức chăm sóc của bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021 được cải thiện đáng kể. Sau can thiệp 1 tuần: Bà mẹ có kiến thức tốt là 80,9%, kiến thức khá là 17,3%, kiến thức trung bình là 1,8% và không có kiến thức kém. Kết luận: Kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định được cải thiện đáng kể sau can thiệp 1 tuần. Cần tiếp tục nhân rộng mô hình giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con mắc tiêu chảy cấp ở các bệnh viện khác trong tỉnh Nam Định.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 110-121
Author(s):  
Thị Thủy Trần ◽  
Duy Ánh Nguyễn

Mục tiêu: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 3 năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 khách hàng đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 3 trong thời gian từ 12/2020 đến hết tháng 06/2021. Sự hài lòng của khách hàng được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi về những hoạt động của bệnh viện bao gồm: sự thuận tiện trong khám, chi phí khám, thời gian chờ đợi khám, cơ sở vật chất phục vụ khám, thái độ và hướng dẫn của nhân viên y tế và đánh giá chung của khách hàng sau khi khám. Kết quả: 400 khách hàng là đối tượng của nghiên cứu, chủ yếu từ 18-35 tuổi (83,5%), và hầu hết trong số họ đã kết hôn. Tỷ lệ hài lòng về các tiêu chí thuận tiện trong khám, chi phí khám, thời gian chờ đợi, cơ sở vật chất, thái độ hướng dẫn của nhân viên y tế đều đạt trên 50%. Về trạng thái tinh thần sau khi khám sức khỏe xong, 63 khách hàng đánh giá mức độ hài lòng là hài lòng và 33,5% đánh giá là rất hài lòng. Kết luận: Hầu hết các khách hàng đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 3 đánh giá hài lòng đến rất hài lòng chất lượng các dịch vụ lẫn cơ sở vật chất.Thời gian chờ đợi khám bệnh và lấy kết quả, các cách bố trí tại khoa khám và chi phí các dịch vụ tại Bệnh viện là yếu tố được đánh giá với sự hài lòng thấp hơn so với các yếu tố khác. Do đó, cần có sự thay đổi trong phân luồng khám chữa bệnh và phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Điều dưỡng và Bác sĩ tại phòng khám để giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng và từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.


2022 ◽  
Vol 4 (4) ◽  
pp. 77-86
Author(s):  
Thị Hằng Trần ◽  
Văn Thành Vũ

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước - sau trên một nhóm đối tượng là 120 bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc viêm phổi điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2021. Kết quả: Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi là 26,7% với điểm trung bình kiến thức là 9,4 ± 2,6 trên tổng số 24 điểm. Sau giáo dục sức khỏe, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi là 99,2%, với điểm trung bình kiến thức là 20,4 ± 2,8 trên tổng số 24 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết luận: Kiến thức về bệnh, chăm sóc và dự phòng viêm phổi của các bà mẹ còn hạn chế trước can thiệp giáo dục sức khỏe. Sau giáo dục sức khỏe kiến thức của bà mẹ được cải thiện đáng kể, điều này cho thấy hiệu quả của giáo dục sức khỏe trong việc nâng cao kiến thức cho các bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng viêm phổi.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document