Tạp chí Y học Cộng đồng
Latest Publications


TOTAL DOCUMENTS

319
(FIVE YEARS 319)

H-INDEX

1
(FIVE YEARS 1)

Published By Institute Of Community Health

2354-0613

2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Văn Chuyên ◽  
Lê Tuấn Anh ◽  
Nguyễn Thị Thu Trang ◽  
Hoàng Thị Trường ◽  
Tống Đức Minh ◽  
...  

Mục tiêu: Xác định mức độ nhiễm kim loại Cadimi trong một số loại sữa, sản phẩm từ sữa tại Đắk Lắk, năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn 150 sản phẩm sữa, bánh sữa và phomai được tiêu thụ phổ biến nhất tại khu vực nghiên cứu, trong đó 10 sản phẩm sữa bột, 40 sản phẩm sữa lỏng, 70 sản phẩm sữa chua, 10 sản phẩm phomai và 20 sản phẩm bánh sữa được thu thập từ các trạng trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa. Đánh giá mức độ ô nhiễm Cadimi. Kết quả: Trong 150 mẫu nghiên cứu, có 107 mẫu nhiễm và 43 mẫu không phát hiện hàm lượng Cadimi, mức độ nhiễm trung bình là là 115,7  ± 12,1 µg/L trong đó hàm lượng Cadimi trung bình từ cao đến thấp là bánh sữa, pho mai, sữa lỏng, sữa bột và thấp nhất là sữa chua với giá trị lần lượt là 157,3 µg/L; 155,1 µg/L; 133,7 µg/L; 119,8 µg/L và 88,5 µg/L. Tuy nhiên, hàm lượng Cadimi trong tất cả các mẫu nghiên cứu đều thấp hơn giá trị tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT (<1000 µg/L). Kết luận: Việc sử dụng các sản phẩm này chưa bị ảnh hưởng bởi Cadimi đến sức khỏe người tiêu dùng.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Văn Dũng ◽  
Nguyễn Thị Thịnh ◽  
Phạm Văn Phú

Nghiên cứu thực hiện trên 119 trẻ 6-23 tháng tuổi. Mục tiêu: Đánh giá cải thiện chỉ số hóa sinh-huyết học của trẻ 6-23 tháng tuổi được bổ sung bột đa vi chất bibomix sau điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Phương pháp: Can thiệp có đối chứng. Kết quả: Các chỉ số hóa sinh-huyết học đã được cải thiện rõ rệt: Sắt huyết thanh của nhóm can thiệp đã tăng được 6,6 ± 4,2 μmol/L trong khi ở nhóm đối chứng chỉ tăng được 1,6 ± 2,4 μmol/L (cao hơn 4,10 μmol/L), (p=0,0000). Transferrin của nhóm can thiệp giảm (-147,2 ± 321,6 mg/dL) nhiều hơn so với nhóm đối chứng (21,9 ± 520,3 mg/dL) (giảm -169,08 mg/dL; p=0,0170). Hàm lượng kẽm huyết thanh của nhóm can thiệp tăng 1,90 ± 3,17µmol/L (tăng cao hơn 0,97µmol/L) so với nhóm đối chứng (0,03 ± 3,26 µmol/L); khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,0001. Hàm lượng hemoglobin của cả 2 nhóm đều có xu hướng giảm nhưng ở nhóm can thiệp giảm ít hơn.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Lê Thị Diễm Trinh ◽  
Nguyễn Thanh Bình ◽  
Nguyễn Mạnh Tuân ◽  
Phạm Duy Quang

Có khá nhiều nghiên cứu về nhiễm vi rút viêm gan B, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ kiến thức đúng và thực hành đúng của người dân về phòng chống bệnh còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về kiến thức và thực hành về phòng chống nhiễm virut viêm gan B ở đồng bào Khmer huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nhằm có một số kiến nghị kịp thời nâng cao kiến thức và hành vi của người dân, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 342 người dân tộc Khmer từ đủ 18 – 60 tuổi cho thấy người dân có kiến thức chung tốt chiếm 9,7%, thực hành chung tốt là 28,4%. Kết quả này cho thấy người dân có kiến thức và thực hành về phòng chống nhiễm virut viêm gan B vẫn còn thấp, có mối liên quan giữa kiến thức chung tốt và thực hành chung tốt (p<0,05). Chính vì thế, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống nhiễm virut viêm gan B cho mọi người dân.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Phạm Văn Tuyến ◽  
Ngô Thị Nhu ◽  
Lê Thị Kiều Hạnh ◽  
Đỗ Minh Sinh

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại Công ty Innov Green từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019 dựa trên công cụ đo đạc đánh giá môi trường lao động nhằm mục đích đánh giá điều kiện an toàn vệ sinh lao động tại công ty này. Kết quả cho thấy công ty có hội đồng bảo hộ lao động và mạng lưới an toàn vệ sinh viên. 7/7 các chỉ tiêu về vi khí hậu, bụi và hơi khí độc, dung môi hữu cơ đều đạt tiêu chuẩn cho phép và 3/5 mẫu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Huỳnh Minh Chín ◽  
Trần Phương Nam ◽  
Nguyễn Minh Đăng ◽  
Trần Thị Phương Lan ◽  
Nguyễn Hồng Chương ◽  
...  

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành tốt về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bình Dương năm 2019. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi cấu trúc. Kết quả: Điểm kiến thức về phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu rất thấp trung bình là 26,2 ± 3,9 điểm (thang điểm 0-51). Điểm thực hành về phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu trung bình là 7,7 ± 1,8 điểm (thang điểm 0-11). Tỷ lệ kiến thức chung đúng về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ rất thấp, chỉ đạt 12,4%, tuy nhiên tỷ lệ thực hành chung tốt tương đối cao hơn với 52,2%. Tỷ lệ thực hành tốt ở nhóm 40-49 tuổi thấp hơn  nhóm 18-29 tuổi (OR=0,32; 95%CI: 0,12-0,78; p<0,05). Ở nhóm trình độ học vấn tiểu học thấp hơn so với nhóm THPT (OR= 0,18; 95%CI: 0,06-0,47; p<0,05) và nhóm THCS (OR=0,42; 95%CI: 0,21-0,86; p<0,05). Kết luận: Kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại BVĐK tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe và cung cấp các giải pháp hỗ trợ, nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Nguyễn Tiến Khương ◽  
Dương Minh Đức ◽  
Phạm Ngọc Châu

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mãn tính cần tuân thủ điều trị (TTĐT) để giảm thiểu các biến chứng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá Kiến thức và Thực hành về tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch An Giang (BVTMAG) năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua điều tra định lượng trong 2 tháng (04-06/2021) tại BVTMAG. Tổng số 210 người bệnh đang điều trị ngoại trú THA được chọn ngẫu nhiên tham gia vào phỏng vấn trực tiếp khi đến tái khám hàng tháng. Số liệu được phân tích sử dụng phần mềm SPSS 25.0. Kết quả: 81,4% NB có kiến thức đạt về điều trị THA. Về thực hành, NB tuân thủ tái khám định kỳ đạt 98,6%, tiếp theo NB tuân thủ thay đổi lối sống 72,4%, tuân thủ đo huyết áp tại nhà chiếm tỷ lệ 65,7% và cuối cùng tuân thủ sử dụng thuốc đạt thấp nhất ở mức 49,5%. Tỷ lệ tuân thủ đúng tất cả 4 nội dung về tuân thủ điều trị có 65 người chiếm tỷ lệ 15,2%. Kết luận: BVTMAG cần tăng cường tư vấn cho NB về TTĐT đồng thời triển khai quản lý NB qua hồ bệnh án điện tử và nhắc tái khám đúng hẹn. Đồng thời, cần huy động người thân tham gia hỗ trợ NB THA giúp tăng cường tuân thủ điều trị.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Bùi Minh Tiến ◽  
Vũ Thị Lan

Nghiên cứu được thực hiện trên 123 bệnh nhân phải mổ lấy thai vì rau tiền đạo tại Bệnh viện Phu sản Thái Bình từ 01/06/2019 đến hết 31/05/2020. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mổ cấp cứu chiếm 40,7%, nguyên nhân do chảy máu chiếm 82%. Đường mổ ngang đoạn dưới tử cung là chủ yếu chiếm 91,1%. Xử trí cầm máu khi phẫu thuật RTĐ (rau tiền đạo): Nội khoa thành công 44,7%, khâu cầm máu tại diện rau bám 29,3%, thắt động mạch tử cung (đơn thuần và phối hợp) thành công 20,3%. Cắt tử cung chủ động được thực hiện trong rau cài răng lược hoặc khâu cầm máu thất bại. Tỷ lệ tổn thương tạng là 1,65%, chủ yếu trong rau cài răng lược. Tỷ lệ mổ non tháng của RTĐ là 30,9%, tỷ lệ tử vong sơ sinh là 1,6%. Tỷ lệ truyền máu sau mổ của RTĐ là 21,1%, chủ yếu trong mổ cấp cứu và RTĐ trung tâm.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Bùi Tùng Hiệp ◽  
Phan Văn Phong ◽  
Quách Thị Thu Hằng ◽  
Đoàn Ngọc Giang Lâm

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn lipid trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Phòng khám đa khoa An Phúc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu, mô tả trên 172 bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị đái tháo đường type 2 tại Phòng khám đa khoa An Phúc, có tình trạng rối loạn lipid máu nguyên phát từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng TG huyết thanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,09%, sau đó là bệnh nhân có tăng cholesterol huyết thanh chiếm 55,81%. Tỉ lệ bệnh nhân rối loạn nhiều chỉ số là 30,81%. Tỉ lệ tăng LDL-C khá cao với 38,95%. Kết luận: Chủ yếu các bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid máu với tăng TG huyết thanh, sau đó là tăng cholesterol huyết thanh.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Dương Văn Tú ◽  
Đào Thị Dung ◽  
Tống Thị Hồng Nhung ◽  
Bùi Thị Tú Quyên

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng tin nhắn di động cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ 3 tuổi tại một số trường mầm non công lập tỉnh Hà Nam. Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm so sánh trước-sau có nhóm chứng được thực hiện trên 430 cha mẹ của trẻ 3 tuổi tại 4 trường mầm non ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Cách tiếp cận đánh giá khác biệt trong khác biệt (difference in difference) được áp dụng. Kết quả cho thấy, so với nhóm chứng, can thiệp có thể làm tăng 3,57 lần khả năng cha mẹ có kiến thức đạt ở thời điểm 6 tháng, tăng 3,46 lần khả năng cha mẹ có thái độ đạt ở thời điểm 6 tháng sau can thiệp và tăng 2,84 lần khả năng cha mẹ có thực hành đạt ở thời điểm 12 tháng sau can thiệp. Các kết quả này cho thấy tính khả thi và chấp nhận của việc triển khai các can thiệp này tới người dân để phòng chống sâu răng sớm ở trẻ.


2022 ◽  
Vol 63 (1) ◽  
Author(s):  
Chu Tiến Thành ◽  
Trương Anh Thư ◽  
Chu Văn Thăng ◽  
Nguyễn Đại Vĩnh ◽  
Trần Thị Dung ◽  
...  

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, phân bố, tác nhân gây bệnh và một số yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến - Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả áp dụng kỹ thuật điều tra cắt ngang được thực hiện trên 254 NB COVID-19. Kết quả: Trong số 254 người bệnh (NB) đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,1%. Trong đó, nhiễm khuẩn phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (78,3%), tiếp theo nhiễm khuẩn huyết (13,1%), nhiễm khuẩn vết mổ (4,3%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là K.pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), tiếp theo là A.baumannii (14,8%). Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ở NB COVID-19 qua phân tích hồi quy logistic là bệnh máu (OR = 0,06; p < 0,05), khối hồi sức (OR = 972,6; p < 0,05) và đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm (OR = 19,1; p < 0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) về tỷ lệ tử vong ở nhóm NB mắc NKBV và nhóm NB không NKBV, theo đó nhóm NB mắc NKBV (77,8%) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm NB không NKBV (1,3%) (OR = 271,8; KTC 95%: 55,4 - 1334,5). Kết luận: Nhiễm khuẩn phổi là loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất ở NB COVID-19. Hầu hết tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập được là vi khuẩn Gram (-) đa kháng kháng sinh như K.pneumoniae và A.baumannii. Tỷ lệ tử vong cao nhất ở NB có viêm phổi bệnh viện. Những nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để tìm hiểu về yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện ở NB COVID -19.


Sign in / Sign up

Export Citation Format

Share Document